Hướng dẫn cách chăm sóc cây Thủy Tùng đơn giản tại nhà

Nếu là một người yêu thích cây cảnh chắc hẳn bạn đã từng nghe qua cái tên cây Thủy Tùng rồi nhỉ? Có thể nói sự hiện diện của cây không chỉ giúp điều hòa không khí, tô điểm nét xanh tươi mà còn mang ý nghĩa phong thủy tốt lành.

Đây là sự lựa chọn rất thích hợp nếu bạn muốn trang trí căn phòng nhỏ hay làm mới bàn làm việc của mình đấy.

Hãy cùng Blog Cây tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Hình ảnh: Cây Thủy Tùng có lá màu xanh đậm, xếp sát nhau rất đẹp mắt

Đặc điểm hình thái

Cây Thủy Tùng còn gọi là cây Kim Thủy Tùng, cây Thông nước, Măng leo,… (tên tiếng anh: Asparagus Fern, Climbing Asparagus, Lace Fern). Chúng có tên khoa học là Asparagus Plumosus, thuộc chi Asparagus.

Loài cây này có nguồn gốc từ các khu rừng nhiệt đới của vùng Đông Nam Trung Quốc. Hiện nay chúng được trồng phổ biến tại miền Nam Việt Nam.

Dáng cây thanh mảnh, bụi nhỏ, thân cây có nhiều cành nhánh mọc vươn dài, dựa vào nhau để chống lại thời tiết khí hậu bất thường.

Lá Thủy Tùng màu xanh đậm, hình tam giác nhỏ xếp sát nhau trông rất đẹp mắt.

Hoa mọc thành chùm nhỏ từ ngọn cây. Mỗi chùm sẽ có từ 1-4 bông hoa màu trắng hợp lại. Khi tàn sẽ cho ra quả màu đen.

cây thủy tùng

Bên cạnh đó cây có thể sống trong môi trường thủy sinh, tạo nét thẩm mỹ cho không gian nội thất.

Vị trí đặt cây

Không quá khó để bố trí một góc nhỏ dành riêng cho Thủy Tùng trong không gian sống. Bởi lẽ chúng xứng đáng có một vị trí nhất định trong “bộ sưu tập” cây trồng trong nhà được yêu thích nhất hiện nay.

Cây Thủy Tùng để bàn

Một chậu Thủy Tùng mini chắc chắn sẽ là điểm nhấn thú vị cho bàn làm việc, kệ sách hay bàn uống nước trong phòng khách. 

Dù không chiếm quá nhiều diện tích nhưng chúng lại vô cùng nổi bật, thu hút mọi ánh nhìn.

Cây Thủy Tùng trồng trước nhà

trồng cây tùng trước nhà
Hình ảnh: Trồng cây Thủy Tùng trước nhà

Lá của cây có thể giữ được màu xanh trong thời gian dài và hầu như không rụng lá theo mùa. Vì thế chúng được lựa chọn để trồng trước nhà với mục đích tạo cảnh quan, tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống. 

Đặt cây ở vị trí này giúp không gian trở nên hài hòa, đẹp mắt, tạo cảm giác dễ chịu hơn rất nhiều so với một khoảng không trống trải. 

Bên cạnh đó, cây Thủy Tùng trồng trước nhà có kích thước lớn hơn so với cây để bàn làm việc. Đây cũng là ưu điểm giúp chúng được cắt tỉa thành đa dạng kiểu dáng khác nhau sao cho phù hợp với tổng thể ngôi nhà.

Cây Thủy Tùng có tác dụng gì?

Nhờ hình dáng bắt mắt, Thủy Tùng là một trong những loài cây đẹp được ưa chuộng nhất hiện nay. 

Cây có tác dụng thanh lọc không khí hiệu quả. Chúng hấp thụ các năng lượng điện từ có hại, tạo nên bầu không khí thư thái và thoải mái giúp bạn giảm bớt căng thẳng sau mỗi giờ làm việc.

ý nghĩa cây tùng

Ý nghĩa cây Thủy Tùng

Tùng là loài cây thanh cao có sức sống mạnh mẽ nên được ví như bậc chính nhân quân tử. Cây tượng trưng cho sự thanh khiết, không nhún nhường, thể hiện ý chí kiên cường không bao giờ khuất phục trước những khó khăn của cuộc sống.

Ngoài ra, loài cây này còn mang đến sự thịnh vượng, tài lộc cho gia chủ đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh.

Cây Thủy Tùng hợp mệnh gì?

Trong phong thủy, cây phù hợp với những người mệnh Thủy. Màu xanh tràn đầy sức sống của chúng mang đến sức khỏe, tài lộc và sự may mắn cho người thuộc mệnh này.

Cây sẽ là lá bùa may mắn giúp người mệnh Thủy hạn chế được những rủi ro trong cuộc sống, thôi thúc sự tìm tòi và khám phá những cái mới. Từ đó khơi gợi lòng nhiệt huyết, sự quyết tâm đi đến sự thành công.

cây thủy tùng hợp tuổi nào

Cây Thủy Tùng hợp tuổi nào?

Cây Thủy Tùng hợp với người tuổi Thân mang đến nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ. Những chậu cây nhỏ xinh này như được quý nhân phù trợ, giúp họ giữ được tiền bạc, của cải. 

Cách chăm sóc cây Thủy Tùng

Cách chăm sóc cây Thủy Tùng rất đơn giản. Tuy nhiên để cây khỏe mạnh và phát triển tốt, bạn cần lưu ý các yếu tố sau đây.

Ánh sáng

Thủy Tùng là loài cây ưa mát nên bạn có thể trồng dưới ánh sáng đèn điện đèn huỳnh quang, đèn dây tóc. Với ánh sáng này, cây vẫn có thể quang hợp và sinh trưởng bình thường.

Tuy nhiên bạn không nên để cây quá lâu trong bóng râm. Nên cho cây ra ngoài trời 2 lần/tuần để đảm bảo chúng có thể quang hợp được tốt.

Hình ảnh: Cây Thủy Tùng đón ánh sáng mặt trời

Nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp để cây phát triển tốt là khoảng 18-25°C. Nếu bạn để cây trong phòng điều hòa, lưu ý mang cây ra ngoài nắng vào sáng sớm vài tiếng để cây không bị ảnh hưởng nhé. 

Tưới nước

Đây là một trong những yếu tố mà bạn cần quan tâm khi chăm sóc cây Thủy Tùng. Vì vậy hãy đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây 2-3 lần/tuần.

Đất trồng

Cây thích hợp với những loại đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp. Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng các loại đất thịt, đất vườn có trộn lẫn phân ủ mục, phân NPK cho cây. 

Bạn cần lưu ý định kỳ hàng năm bón phân cho cây một lần để đất không bị bạc màu.

Hình ảnh: Đất trồng cây phải giàu dinh dưỡng, tơi xốp

Nhân giống

Bạn có thể nhân giống cây bằng cách gieo hạt hoặc phân nhánh. Sau khi chín hãy thu hoạch hạt giống, bỏ lớp ngoài và gieo hạt vào hỗn hợp phân bón lót của đất cát. 

Tuy nhiên đất phải được che phủ, tưới nhiều nước để giữ độ ẩm. Khoảng 1 tháng là cành ra mầm. Khi mầm cao 5cm bạn có thể đem trồng vào chậu nhỏ.

Sâu bệnh

Khi trồng và chăm sóc cây Thủy Tùng, bạn cần chú ý tới các dấu hiệu sâu bệnh để kịp thời chữa trị cho cây.

Một số bệnh thường gặp ở loài cây này là khô thân, khô cành ngọn xuất hiện trong mùa mưa.

Bạn nên tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp khi thấy cành non có nhiều vết bệnh màu nâu, thân cây khô, lá héo. Khi cây xuất hiện các lá vàng, lá héo thì hãy cắt bỏ đi ngay.

Ngoài ra khi cây bị rụng lá hoặc các nhánh cây có hiện tượng mềm là lúc bạn cần chăm sóc đặc biệt, thậm chí là thay thế cây mới.

Địa chỉ mua cây Thủy Tùng ở đâu?

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều cửa hàng bán cây Thủy Tùng. Trong đó Cây Xinh tự hào là địa chỉ cung cấp các loại cây cảnh với mức giá hợp lý cho mọi người.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về cây Thủy Tùng. Khi nắm rõ được các thông tin sẽ giúp bạn có được cách chăm sóc tốt nhất để cây luôn xanh tươi, khỏe mạnh.

Câu hỏi thường gặp:

Cây Thủy Tùng có độc hại với vật nuôi không?

Thủy Tùng có gây độc đối với chó và mèo. Tác nhân gây độc trong loại cây này là Sapogenin – một loại steroid được tìm thấy trong nhiều loại thực vật. Nếu chó hoặc mèo ăn phải quả của cây này có thể bị nôn mửa, tiêu chảy hoặc đau bụng.

Cây Măng leo có hạt không?

Quả của chúng chứa từ 1-3 hạt mà bạn có thể sử dụng để nhân giống cây. Lưu ý luôn đeo găng tay khi xử lý quả Thủy Tùng vì chúng có thể gây kích ứng da.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *